Băng tải

Sơ đồ cấu tạo băng tải con lăn

Băng tải là một loại máy vận chuyển liên tục. Băng tải được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp sản xuất, trên các công trường xây dựng, bến bãi, nhà ga, kho chứa để vận chuyển các loại hàng hóa, vật liệu xốp rời, vật liệu hạt nhỏ, vật liệu dính ướt, các loại hàng hóa ở dạng kiện …

Theo công dụng và cấu tạo băng tải được phân ra 2 loại: Băng tải đai, băng tải xích.

* Băng tải đai: Loại này dùng để vận chuyển vật liệu rời, dạng bột, các loại vật liệu loại dạng hạt nhỏ và vừa, các loại hàng kiện, bọc gói theo phương nằm ngang hay phương nghiêng với góc nghiêng < 250

* Băng tải xích: Theo cấu tạo có thể chia nhỏ làm 3 loại: Băng tấm, băng gạt, băng gầu. Dùng để vận chuyển các loại vật liệu nóng, có độ nhám lớn, các loại hàng cục, hàng kiện có kích thước lớn theo phương ngang hoặc phương nghiêng với góc nghiêng nhỏ. Với băng tải xích dùng băng gầu thường dùng để vận chuyển các loại vật liệu dạng bột, hạt theo phương thẳng đứng hoặc phương nghiêng với góc nghiêng lớn.

Băng tải đai được sử dụng rộng rãi vì nó phù hợp với nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau vì: Năng suất cao, vận chuyển hàng hóa trong một khoảng cách tương đối xa, kết cấu đơn giản, điều khiển dễ dàng. Khi cần vận chuyển hàng hóa cới khoảng cách xa, người ta dùng nhiều băng tải nối tiếp nhau tạo thành một đường vận chuyển dài liên tục.

Trong lĩnh vực khai thác quặng và chế biến vật liệu xây dựng, vận chuyển hàng hóa vật liệu ở trong khoảng cách lớn thì băng tải cao su (Belt conveyor) được sử dụng phổ biến hơn so với các loại băng tải khác. Băng tải cao su có một số ưu, nhược điểm sau:

* Ưu điểm Băng tải:

– Có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, vận chuyển và lắp đặt, tuổi thọ cao.

– Có khả năng vận chuyển vật liệu theo hướng nằm ngang, nằm nghiêng hoặc kết hợp cả 2 với khoảng cách vận chuyển tương đối lớn;

– Làm việc êm, năng suất cao, tiêu hao điện năng thấp.

* Nhược điểm:

– Độ nghiêng băng tải nhỏ. Vị trí đầu vào và đầu ra sản phẩm được vận chuyển cố định.

– Tốc độ vận chuyển trung bình. Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng vì các chi tiết chịu mài mòn như con lăn, băng tải

Sơ đồ cấu tạo băng tải con lăn
Sơ đồ cấu tạo băng tải con lăn
  1. Kết cấu thép dầm khung băng: Được tổ hợp từ thép hình (thép hình cán nóng như U, I, H, V …) hoặc thép hình cán nguội (U dập nguội) liên kết hàn. Khung băng gồm có 2 đoạn dầm 2 bên được cố định với nhau bằng các thanh giằng ngang (mặt trên), giằng chéo (mặt dưới) bằng théo hình U hoặc V liên kết hàn. Để thuận tiện cho việc chế tạo, vận chuyển và lắp đặt thì dầm khung băng được chế tạo thành các modun liên kết với nhau bằng bulông. Ở 2 đầu khung băng có thiết kế dầm đỡ cụm lô băng tải.
  2. Kết cấu chân khung băng: Được tổ hợp từ thép hình hoặc thép ống, có các thanh giằng chéo, giằng ngang để đảm bảo độ cứng vững. Đối với băng tải nằm ngang hoặc đặt nghiêng có độ dốc nhỏ thì kết cấu chân khung được bố trí nhiều điểm để đỡ.
  3. Giằng chân băng tải: Thường chế tạo bằng thép hình, đảm bảo độ cứng và tính ổn định theo chiều dọc của băng tải.
  4. Cụm lô chủ động: Là cụm tang trống truyền chuyển động quay từ cụm dẫn động sang chuyển động tịnh tiến của băng tải. Đường kính và chiều dài tang trống phụ thuộc vào chiều rộng băng tải. Các trống tang được đúc bằng gang xám GX12-28 hoặc bằng thép ống CT3, bề mặt của tang trống được gia công chính xác. Đối với những băng tải có bề rộng lớn, băng tải làm việc trong môi trường ẩm ướt (có nước) thì đường kính ngoài của trống tang được bọc cao su để tăng ma sát giữa trống tang và dây băng. Hai đầu cụm lô băng tải có lắp 2 gối bi đỡ, gối bi đỡ được cố định trên dầm đỡ lô băng.

Tùy theo cấu tạo thì cũng có thể chế tạo cụm lô chủ động theo kiểu ổ đỡ lăn (vòng bi) nằm trong cốc bi của trống tang

Đối với cụm lô chủ động thì thường lắp đặt thêm bộ truyền ngoài để hở có thể là: bộ truyền xích ống con lăn hoặc bộ truyền đai. Nếu là bộ truyền xích ống con lăn thì trên trục của cụm lô chủ động có lắp đĩa (nhông) xích, nếu là bộ truyền đai thì lắp puly đai bằng mối ghép then.

  1. Cụm lô bị động: Tùy theo yêu cầu thì cấu tạo cụm lô bị động thường giống với cụm lô chủ động, cũng vẫn gồm trống tang, trục lô, vòng bi, gối bi, nắp chặn bi, vòng phớt.
Cụm lô chủ động
Cụm lô chủ động
Cụm lô chủ động
Cụm lô chủ động
Cách bố trí cầu con lăn ở phía xả liệu
Cách bố trí cầu con lăn ở phía xả liệu
  1. Cầu con lăn trên: Là cụm con lăn trên nhánh có tải. Cầu con lăn trên có thể là 1 con lăn – băng tải phẳng, 2 hoặc 3 con lăn – băng tải lòng máng. Cấu tạo gồm có thanh giằng ngang, bọ con lăn giữa, bọ con lăn ngoài và con lăn. Cầu con lăn trên liên kết với dầm khung băng bằng mối liên kết bulông hoặc liên kết hàn. Tùy theo kích thước bề rộng băng tải mà khoảng cách cầu con lăn trên được bố trí khác nhau để đảm bảo khả năng chịu tải của con lăn sao cho có lợi nhất.

7. Con lăn dưới: Là con lăn đỡ băng tải cao su ở nhánh không có tải. Vì tính chất chịu tải ít nên khoảng cách giữa các con lăn dưới thường gấp từ 3 -:- 4 lần khoảng cách của cầu con lăn trên.

Cầu con lăn trên
Cầu con lăn trên
Con lăn dưới
Con lăn dưới
  1. Máng đón liệu: Là kết cấu dạng phễu côn hở, dùng để đón vật liệu ở đầu băng tải.
  2. Kết cấu giá đỡ cụm dẫn động băng tải: Kết cấu dạng khung thép dùng để đỡ động cơ điện dẫn động băng tải, hộp giảm tốc hoặc động cơ điện liền giảm tốc.
  3. Cụm dẫn động băng tải: Là động cơ điện liền tốc hoặc động cơ điện + hộp giảm tốc. Tùy theo tính chất làm việc của băng tải thì tốc độ băng tải nhanh hay chậm.

Động cơ điện liền hộp giảm tốc thường được sử dụng trong cụm dẫn động băng tải
Động cơ điện liền hộp giảm tốc thường được sử dụng trong cụm dẫn động băng tải
  1. Dây băng tải cao su:

* Ưu điểm: – Chịu mài mòn cao
– Chịu được nhiệt (dưới 1500C), Chịu lực va đập lớn
– Chịu độ ẩm ướt cao, chịu được hóa chất tốt
– Tỷ lệ co giãn theo chiều dọc thấp, mềm dẻo
– Khó bị tách rời các lớp do các tác động khách quan
– Ít bị lão hóa hay gấp khúc do cấu tạo của khung đỡ
– Giảm tiêu thụ điện do độ giai lớn, nhẹ nên làm tăng sức kéo của motor

* Ứng dụng:

– Sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp nặng, vận chuyển vật liệu xây dựng, khu khai thác dầu mỏ – than quặng. Các vật liệu dạng hạt dể rơi rớt trong quá trình vân chuyển nhờ các gân trên bề mặt băng tải.

– Vận chuyển các vật liệu sắt bén, góc cạnh như kim loại, kính vụn mà không lo trầy xướt bề mặt dây băng tải.

Một số đặc điểm nổi trội: Độ bên cao với nguyên liệu từ các sợi cao su với kết cấu chặt chẽ chống va đập và trầy xước trong quá trình vận chuyển vật liệu. Thích ứng với mọi môi trường, độ ẩm nhiệt độ khác nhau vì vậy dể ứng dụng các loại băng tải đặt ngoài trời. Nhờ cấu trúc sợi trong nguyên liệu làm nên dây băng tải vì vậy ít bị co giãn sợi dây trong thời gian dài giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo hành sửa chữa. Bên cạnh độ bền còn dể dàng kết hợp với các loại băng tải khác, cơ động ở mọi loại địa hình khác nhau.

* Phân loại:

Băng tải cao su có rất nhiều dạng, hình thù và công dụng khác nhau, tuy nhiên với kinh nghiệm thiết kế và sản xuất băng tải nhiều năm chúng tôi sẽ phân loại băng tải cao su ra 2 dạng theo cấu tạo của sợi dây băng tải cao su.

– Băng tải cao su trơn: Băng tải dạng này thường được sử dụng chủ yếu để tải các loại vật liệu liệu phân tán dạng bột, dạng hạt, khối nhỏ và vật liệu giống như chất lỏng, dễ rơi vãi, ngoài ra có thể vận chuyển được các loại vật liệu nặng như than, quặng,

– Nhờ cấu trúc chặt từ sợi cao su và tính chất tuyệt vời từ cao su mà nó có thể vận chuyển lượng vật liệu lớn ở cự ly dài, vận chuyển ổn định, tiếng ồn nhỏ, kết cấu đơn giản, chịu nhiệt cực tốt, sửa chữa thuận tiện, tiêu hao năng lượng ít, linh kiện lắp ráp băng tải đạt tiêu chuẩn hóa.

– Băng tải cao su trơn thường được thiết kế chủ yếu 2 dạng là dạng thẳng và dạng nghiêng được lắp cố định.

– Băng tải cao su gân: Khác với băng tải cao su dạng trơn thường được đặt cố định thì dạng gân thích hợp hơn với sự di động, nâng hạ tự do, kết cấu cơ động để di chuyển ở nhiều loại địa hình khác nhau.

– Sợi dây băng tải vẫn được dùng từ sợi cao su như dạng trơn nhưng được thiết kế thêm sợi vân dạng thẳng, chữ V, chữ U, … tùy vào loại vật liệu gia tăng độ ma sát, tránh tình trạng vật liệu rơi vãi trong quá trình tải.

– Được ứng dụng phổ biến nhất là các hệ thống tải bao lên xe container, các nhà máy cần vận chuyển một cách cơ động băng tải nhằm vận chuyển vật liệu lên cao, địa hình phức tạp.

Băng tải cao su trơn
Băng tải cao su trơn
Băng tải cao su gân
Băng tải cao su gân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cơ khí Song Hào